TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH PHỤ LIỆU MAY TẠI VIỆT NAM

Cùng với sự phát triển của ngành dệt may, ngành sản xuất phụ liệu may cũng có những bước tiến nhanh chóng và đạt được những thành tựu nhất định.

Thành công lớn nhất của ngành phụ liệu may tại Việt Nam chính là hạn chế sự phụ thuộc về nguyên liệu từ Trung Quốc, thay vào đó sản xuất trong nước có thể đáp ứng được nhu cầu của sản xuất hàng may mặc. Có thể nói tiềm năng của ngành phụ liệu may là rất lớn, vì :

  1. Nhu cầu thị trường rất lớn và ngày càng tăng lên

Theo thống kê của tập đoàn thống kê Việt Nam Vina Tex, trong năm 2013, Việt Nam có 5982 công ty dệt may thu hút một lượng lao động rất lớn. Ngành dệt may Việt Nam không chỉ phục vụ nội địa mà còn trở thành một trong những nước xuất khẩu hàng may mặc lớn của thế giới.Vì thế nhu cầu của thị trường về phụ liệu may ngày càng tăng.Bên cạnh đó, nguồn nguyên liệu cho dệt may phần lớn vẫn phụ thuộc vào nhập khẩu. Nói một cách khách quan, ngành sản xuất phụ liệu may có triển vọng và tiềm năng phát triển cực kì lớn.

  1. Sự phát triển của ngành dệt may

Trong hơn 20 năm phát triển, ngành dệt may của Việt Nam đã trở thành ngành kinh tế hàng đầu cả nước, với mức tăng trưởng bình quân 15%, đóng góp cho GDP từ 10-15%. Đây là những con số hết sức ấn tượng cho thấy sự tăng trưởng mạnh mẽ của ngành may mặc. Sự phát triển của dệt may kéo theo sự phát triển nhanh chóng của ngành phụ liệu may.Tuy chưa đáp ứng được toàn bộ nhu cẩu của thị trường nhưng ngành phụ liệu may cũng đang dần hòa thiện, hướng tới khả năng cung cấp đủ cho nhu cầu trong nước.

  1. Công nghệ sản xuất phụ liệu may ngày càng phát triển

Với sự tiến bộ của khoa học công nghệ, cùng với sự hợp tác quốc tế, các doanh nghiệp sản xuất hàng phụ liệu may đã có cơ hội tiếp cận với những tiến bộ khoa học để hoàn thiện cũng như nâng cao năng suất, chất lượng của sản phẩm. Điều này tăng sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước, khẳng định chỗ đứng trên thị trường.

  1. Sự hỗ trợ của nhà nước

Chính phủ xác định biến dệt may trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có thể kể đến quyết định số 55/2001/QĐ-TTg xây dựng đề án, phương hướng, kế hoạch phát triển ngành dệt may. Như hỗ trợ sản xuất, kêu gọi đầu tư… Như vậy, ngành phụ liệu may cũng có những tiền đề nhất định để phát triển cả trong hiện tại và tương lai.

Tóm lại ngành phụ liệu may đang đứng trước rất nhiều cơ hội để phát triển, bên cạnh đó sự cạnh tranh cũng là yếu tố thách thức không nhỏ đòi hỏi doanh nghiệp trong nước cần chuẩn bị kĩ lưỡng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.